Câu hỏi:
Tôi hiện công tác tại KBNN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại Khoản 3, Điều 7, Thông tư 62/2020/TT-BTC có nội dung quy định như sau: “Điều 7. Tạm ứng và thanh toán tạm ứng 3. Thanh toán tạm ứng: Đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện thanh toán tạm ứng với KBNN nơi giao dịch ngay sau khi khoản chi tạm ứng đã hoàn thành có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán; cụ thể như sau: a) Đối với các khoản chi không có hợp đồng hoặc khoản chi không phải gửi Hợp đồng đến KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách phải thanh toán tạm ứng chậm nhất với KBNN vào ngày cuối cùng tháng kế tiếp tháng tạm ứng (trừ khoản chi trợ cấp, phụ cấp theo quy định tại Thông tư 101/2018/TT-BTC và Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH)”. Tôi xin Bộ Tài chính giải thích dùm: Vấn đề thứ nhất là về nội dung: “Đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện thanh toán tạm ứng với KBNN nơi giao dịch ngay sau khi khoản chi tạm ứng đã hoàn thành có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán” được hiểu là đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán của toàn bộ khoản chi tạm ứng hay là đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán của một phần của khoản chi tạm ứng thì mới thực hiện thanh toán tạm ứng với KBNN? Ví dụ: Tôi tạm ứng số tiền 60 triệu vào tháng 7/2020, nhưng đến tháng 9/2020 tôi đã tiếp khách 10 triệu (hóa đơn xuất vào ngày 15/9/2020). Vậy tôi sẽ phải lập thủ tục thanh toán tạm ứng 10 triệu ngay hay chờ cho đến khi có đầy đủ hóa đơn chứng từ của 60 triệu tiền tạm ứng mới lập thủ tục thanh toán tạm ứng với KBNN? Vấn đề thứ 2 là về nội dung: a) Đối với các khoản chi không có hợp đồng hoặc khoản chi không phải gửi Hợp đồng đến KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách phải thanh toán tạm ứng chậm nhất với KBNN vào ngày cuối cùng tháng kế tiếp tháng tạm ứng (trừ khoản chi trợ cấp, phụ cấp theo quy định tại Thông tư 101/2018/TT-BTC và Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH)”. Phần tô đậm được hiểu là kể từ ngày tạm ứng từ Kho bạc thì đơn vị phải thanh toán tạm ứng ngay cho Kho bạc vào ngày cuối cùng của tháng kế tiếp. Hiểu như vậy có đúng không?
Trả lời:
Theo quy định tại Tiết a và gạch đầu dòng thứ nhất của Tiết c Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020 hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước:
“3. Thanh toán tạm ứng: Đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện thanh toán tạm ứng với KBNN nơi giao dịch ngay sau khi khoản chi tạm ứng đã hoàn thành có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán; cụ thể như sau:
a) Đối với các khoản chi không có hợp đồng hoặc khoản chi không phải gửi hợp đồng đến KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải thanh toán tạm ứng chậm nhất với KBNN vào ngày cuối cùng tháng kế tiếp tháng tạm ứng (trừ khoản chi trợ cấp, phụ cấp theo quy định tại Thông tư 101/2018/TT-BTC và Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH).
c)….
– Trường hợp đủ điều kiện quy định, KBNN thực hiện thanh toán tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách, cụ thể:
+ Nếu số tiền đề nghị thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng: Căn cứ vào Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị (đã được KBNN kiểm soát và chấp nhận thanh toán), KBNN làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán (số tiền đã tạm ứng); đồng thời, đơn vị lập thêm giấy rút dự toán NSNN/Ủy nhiệm chi gửi KBNN để thanh toán cho đơn vị số chênh lệch giữa số tiền KBNN chấp nhận thanh toán và số tiền đã tạm ứng.
+ Nếu số tiền đề nghị thanh toán nhỏ hơn số tiền đã tạm ứng: căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị (đã được KBNN kiểm soát và chấp nhận thanh toán), KBNN làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán (bằng số tiền KBNN chấp nhận thanh toán tạm ứng), số tiền chênh lệch sẽ được theo dõi để thu hồi hoặc thanh toán vào lần thanh toán sau.
+ Nếu số tiền đề nghị thanh toán bằng số tiền đã tạm ứng: căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị (đã được KBNN kiểm soát và chấp nhận thanh toán), KBNN làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán (bằng số tiền KBNN chấp nhận thanh toán tạm ứng).”
Theo quy định trên, chậm nhất vào ngày cuối cùng tháng kế tiếp tháng tạm ứng, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải thực hiện thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch toàn bộ khoản chi đã tạm ứng tháng trước đó. Nếu số tiền đề nghị thanh toán nhỏ hơn số tiền đã tạm ứng, số tiền chưa thanh toán tạm ứng sẽ được theo dõi để thu hồi tạm ứng nộp vào ngân sách nhà nước.
Ví dụ: Tháng 7/2020, đơn vị sử dụng ngân sách đã đề nghị KBNN tạm ứng số tiền 60 triệu đồng thì chậm nhất đến ngày 31/8/2020 đơn vị phải lập hồ sơ đề nghị KBNN thanh toán tạm ứng toàn bộ số tiền đó. Trong trường hợp, đến ngày 31/8/2020, đơn vị mới chi 10 triệu đồng và khoản chi này có hồ sơ chứng từ đủ điều kiện thanh toán thì đơn vị sử dụng ngân sách lập chứng từ đề nghị KBNN đồng thời thanh toán tạm ứng khoản chi 10 triệu đồng và thu hồi số dư tạm ứng 50 triệu đồng chưa chi.
Như vậy, đơn vị sử dụng ngân sách không được chờ đến khi đủ hóa đơn chứng từ của khoản tiền đã tạm ứng mới mang ra KBNN đề nghị thanh toán tạm ứng. Đơn vị phải lập hồ sơ thanh toán tạm ứng (đối với các khoản chi đã đủ điều kiện thanh toán) và hồ sơ thu hồi (đối với số dư tạm ứng chưa chi) gửi ra KBNN chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng kế tiếp tháng đã tạm ứng như quy định của Thông tư 62/2020/TT-BTC ngày 22/06/2020 của Bộ Tài chính.
Dạ cho e hỏi ạ. e làm thanh toán tạm ứng mà kho bạc từ chối vì quá hạn thanh toán. vậy e phải làm gì để được thanh toán và không bị phạt ạ
Bạn gửi công văn lên KBNN nhé.
Cho mình xin mẫu cv với
Dạ. Cho e hỏi. E tạm ứng tiền mặt 10 triệu vào tháng 3. Nhưng đến tháng 6 e nộp trả. Vậy e có bị phạt theo điểm 2a điều 59 của nghị định 63 không ạ. E chân thành cảm ơn
Nếu đơn vị để quá 1 Tháng thì có bị phạt Vi phạm hành chính không? V