Kho bạc Nhà nước trung ương và 20 Kho bạc Nhà nước khu vực
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ, Kho bạc Nhà nước (KBNN) được tổ chức từ trung ương đến địa phương.
Cụ thể, KBNN có 10 đơn vị tại trung ương gồm các Ban: Chính sách – Pháp chế; Kế toán Nhà nước; Quản lý ngân quỹ; Tổ chức cán bộ; Tài vụ – Quản trị; Quản lý hệ thống thanh toán; Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Giao dịch và Thanh tra KBNN; Văn phòng.
Các tổ chức này là tổ chức hành chính giúp Giám đốc KBNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước, trong đó các tổ chức (Ban Quản lý thống thanh toán; Ban Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Ban Giao dịch, Thanh tra KBNN; Văn phòng) có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Ban Quản lý hệ thống thanh toán có 3 tổ, Ban Kế toán Nhà nước có 4 tổ, Ban Quản lý ngân quỹ có 4 tổ, Ban Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số có 5 tổ, Ban Giao dịch có 2 tổ, Thanh tra KBNN có 4 tổ và Văn phòng có 5 tổ.
Kho bạc Nhà nước địa phương được tổ chức theo 20 khu vực. Cụ thể,
KBNN khu vực I, địa bàn quản lý là Hà Nội, trụ sở chính tại Hà Nội.
KBNN khu vực II, địa bàn quản lý là TP. Hồ Chí Minh, trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh.
KBNN khu vực III, địa bàn quản lý là Hải Phòng, Quảng Ninh, trụ sở chính tại Hải Phòng.
KBNN Khu vực IV, địa bàn quản lý là Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, trụ sở chính tại Hưng Yên.
KBNN khu vực V, địa bàn quản lý là Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, trụ sở chính tại Hải Dương.
KBNN khu vực VI, địa bản quản lý là Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, trụ sở chính tại Bắc Giang.
KBNN khu vực VII, địa bàn quản lý là Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, trụ sở chính tại Thái Nguyên.
KBNN khu vực VIII, địa bàn quản lý là Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, trụ sở chính tại Phú Thọ.
KBNN khu vực IX, địa bàn quản lý là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, trụ sở chính tại Điện Biên.
KBNN khu vực X, địa bàn quản lý là Thanh Hóa, Nghệ An, trụ sở chính tại Thanh Hóa.
KBNN khu vực XI, địa bàn quản lý là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, trụ sở chính tại Hà Tĩnh
KBNN khu vực XII, địa bàn quản lý là Huế, Đà Nẵng, Quảng nam, Quảng Ngãi, trụ sở chính tại Quảng Nam.
KBNN khu vực XIII, địa bàn quản lý là Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, trụ sở chính tại Khánh Hòa.
KBNN khu vực XIV, địa bàn quản lý là Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, trụ sở chính tại Gai Lai.
KBNN khu vực XV, địa bàn quản lý là Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, trụ sở chính tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
KBNN khu vực XVI, địa bàn quản lý là Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, trụ sở chính tại Bình Dương.
KBNN khu vực XVII, địa bàn quản lý là Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, trụ sở chính tại Long An.
KBNN khu vực XVIII, địa bàn quản lý là Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, trụ sở chính tại Trà Vinh.
KBNN khu vực XIX, địa bàn quản lý là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, trụ sở chính tại Cần Thơ.
KBNN khu vực XX, địa bàn quản lý là Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, trụ sở chính tại Kiên Giang.
KBNN khu vực được tổ chức bình quân không quá 10 phòng tham mưu, giúp việc và 350 Phòng Giao dịch. KBNN khu vực, Phòng Giao dịch có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Quy định rõ về nhiệm vụ và quyền hạn

Về nhiệm vụ và quyền hạn, Quyết định của Bộ Tài chính đã quy định, ngoài việc trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết, dự thảo nghị định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; ban hành quy trình, nghiệp vụ, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ…
KBNN còn thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tiền và tài sản được giao quản lý theo quy định của pháp luật.
KBNN được trích tài khoản của đơn vị, tổ chức mở tại KBNN để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật; được từ chối tạm ứng, thanh toán các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định cảu pháp luật.
Ngoài ra, KBNN còn thực hiện các nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện công tác kế toán NSNN; Tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình cơ quan có thẩm quyền báo cáo quyết toán NSNN hàng năm theo quy định của pháp luật;
Tổ chức quản lý công tác thanh toán của hệ thống KBNN; Tổ chức thực hiện tổng kế toán nhà nước; Tổ chức thực hiện công tác thống kê KBNN và chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật; Tổ chức quản lý ngân quỹ nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống KBNN;
Tổ chức huy động vốn cho NSNN thông qua hình thức phát hành công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường vốn trong nước, thanh toán gốc, lãi công cụ nợ của Chính phủ và các chi phí có liên quan, thực hiện các nghiệp vụ tái cơ cấu danh mục công cụ nợ Chính phủ phát hành tại thị trường vốn trong nước thông qua mau lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật;
Thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, kiểm toán nộ bộ, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo…; Hiện đại hóa hoạt động KBNN; Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực KBNN theo phân công; Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, người lao động…;
Theo TBTCVNO